Kỹ năng mềm là những
kỹ năng không liên quan đến yếu tố chuyên môn công việc và nó có thể áp dụng
được ở nhiều công việc khác nhau. Đó là những phẩm chất cá nhân và thái độ ứng
xử, giao tiếp mà có thể giúp mỗi nhân viên làm việc tốt hơn, tương tác vs đồng
nghiệp đóng góp tích cực cho doanh nghiệp của bạn.
Trong khi các kỹ năng
cứng (kỹ năng chuyên môn) được giảng dạy tại trường học, trung tâm gia sư hay
địa chỉ dạy kiến thức chuyên môn hóa và mọi người chúng ta ai cũng phải học,
thì kỹ năng mềm là điều không phải ai cũng để ý đến. Trong giáo dục công lập
cũng không có nhiều trường dạy điều này và hầu hết chúng ta đều phải tự rèn
luyện và học hỏi. Nói về vấn đề tuyển dụng nhân sự thì kỹ năng mềm là một tiêu chí đánh giá nhân viêntuyệt vời. Vậy làm thế nào để đánh giá kỹ năng
mềm của các ứng viên?
Sự sáng tạo
Khi có một vấn đề nào
mới đó nảy sinh trong công việc và mọi người chưa có kinh nghiệm xử lý thì sự
sáng tạo ở đây rất quan trọng. Bạn có thể đưa ra cho ứng viên một vài câu hỏi
như vậy. Đây là một trong những cách phân loại ứng viên tiềm năng.
Công việc thì luôn
luôn đòi hỏi sự sáng tạo. Một cách làm lỗi thời, một lói mòn suy nghĩ sẽ không
giúp cho doanh nghiệp bạn phát triển. Bạn hãy đặt một câu hỏi về việc sáng tạo
ra cách làm mới nâng cao năng suất làm việc, tối ưu quy trình làm để có hiệu
quả cao hơn. Đây thực sự là những thử thách cho các ứng viên lười suy nghĩ.
Kỹ năng giao tiếp
Tất nhiên rồi, kỹ năng
giao tiếp rất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp và thiết lập công việc.
Một trong những cách đầu tiên để đánh giá kỹ năng giao tiếp của ứng viên và
nhìn vào đơn xin việc của họ. tiếp đó là những câu trả lời, cách đặt câu hỏi
trong cuộc phỏng vấn của ứng viên. Trò chuyện với ứng viên là cách tốt nhất để
đánh giá như khiếu hài hước, sự tự tin trong giao tiếp. Bạn có thoải mái với
câu trả lời phỏng vấn? Bạn có nhận ra sự thông minh của họ trong cách đặt câu
hỏi với nhà tuyển dụng? Đây là kỹ năng mềm tối thiểu cần có.
Khả năng học hỏi từ
chính sai lầm của họ
Khả năng học hỏi từ
kinh nghiệm quá khứ và áp dụng những điều đó cho những tình huống mới cho thấy
sự thông minh, linh hoạt.
Bạn có hỏi ứng viên về
những sai lầm cua họ, và những gì họ nhận ra sau sai lầm đó. Cách thức họ áp
dụng kinh nghiệm từ sai lầm đó như thế nào mà không phạm phải lần thứ hai.
Sự trung thực
Bản cv xin việc của ứng viên không hoàn toàn chính xác 100% bạn có thể yêu
cầu họ cung cấp email, số điện thoại quản lý trực tiếp của họ ở công ty trước
để tham khảo. Nhớ nhé! Chỉ là tham khảo thôi. Trong quá trình phỏng vấn thì
những kỹ năng chuyên môn của ứng viên có thể được kiểm chứng qua bài TEST
riêng.
Sử dụng câu hỏi phỏng
vấn về cách ứng xử
Câu hỏi phỏng vấn về
cách ứng xử sẽ tập trung vào những kinh nghiệm thực tế cuộc sống. Những câu hỏi
này có lẽ là cách hiệu quả nhất để đánh giá kỹ năng mềm đã nói ở trên trong một
cuộc phỏng vấn.
Những câu hỏi về cách ứng xử của ứng
viên
Bằng cách yêu cầu ứng
viên cho ví dụ thực tế bạn sẽ có được cái nhìn sâu sắc về họ,cách giao tiếp cùng với tinh thần làm việc, khả
năng chịu áp lực…Một số ví dụ về câu hỏi phỏng vấn về ứng xử bao gồm:
- Mô
tả thời điểm nào đó bạn có một vấn đề với sếp và bạn đã làm gì để giải
quyết vấn đề đó.
- Kể
về những khó khăn bạn gặp phải khi làm việc cùng với người khác trong một
công việc quan trọng mà hai bạn phải giải quyết cùng nhau và cách bạn giải
quyết.
- Bạn
hãy kể về người sếp mà bạn cảm thấy tốt nhất trong những người bạn đã làm
việc cùng, tại sao bạn cảm thấy như vậy và những gì bạn học được từ sếp
của bạn?
- Mô
tả một đề xuất của bạn không được đa số mọi người ủng hộ, và bạn làm thế
nào để chứng minh ý tưởng của bạn là đúng đắn?
- Nêu
một ví dụ về sai lầm của bạn và làm thế nào bạn khắc phúc nó?
- Bạn
gặp phải một khách hàng rất khó tính thậm chí lớn tiếng với nhân viên và
bạn đối mặt với ông ta, bạn giải quyết sao?
Hãy luôn chú ý đến
những kỹ
năng mềm của các ứng viên
đến phỏng vấn, đây là một cách để bạn phân loại ứng viên. Nên nhớ rằng, một
nhân viên giỏi thì không phải chỉ cần chuyên môn tốt là sẽ thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét