VĂN
HÓA TƯƠNG TRỢ TRONG DOANH NGHIỆP
Bạn có biết, một
trong những triết lý quản trị quan trọng trong những môi trường làm việc đáng
mơ ước nhất như Google, Microsoft lại luôn đề cao tuyệt đối văn hóa tương trợ,
dẫn dắt. Bởi một điều, một khi doanh nghiệp đã hình thành văn hóa tương trợ cũng
có nghĩa họ sẽ giữ được người tài đồng thời khai thác tối đa sức mạnh nguồn
nhân lực. Vậy văn hóa tương trợ trong doanh nghiệp là gì?
Rõ ràng ngay từ đầu
Có lẽ một trong những điều đầu tiên để hình thành văn hóa tương trợ trong
môi trường công sở, đấy chính là sự minh bạch và rõ ràng. Nhân viên, bản thân
họ vốn rất nhạy cảm với những thứ đang diễn ra quanh mình. Nên một chính sách
minh bạch, rõ ràng về công việc, chế độ, đãi độ… nhưng đủ để cho họ thấy mình
được tôn trọng là điều các nhà quản trị cần thực hiện ngay và luôn. Đây cũng là
bước đầu tiên cho một môi trường công sở khiến các thành viên thoải mái và tin
tưởng lẫn nhau. Và khi đó, việc làm tiếp theo mà các nhà quản trị nên làm là cho họ thấy những cống
hiến của họ cho tập thể, cho công ty sẽ được đánh giá một cách công tâm đi cùng
với mức hưởng thưởng xứng đáng. Thực tế đã chứng minh, một chính sách quản trị
nhập nhằng là nguồn cơn cho những mâu thuẫn nội bộ, những tỵ nạnh không đầu
không cuối. Còn những nhân sự có năng lực sẽ chẳng muốn gắn bó lâu dài trong
một môi trường làm việc nhiều hiềm khích và không rõ ràng.
Văn hóa
tương trợ trong doanh nghiệp
Đương nhiên, nói gì thì nói, sếp bao giờ cũng
phải là người làm gương trước hết. Nhân viên, họ sẽ quan sát hành động, cách
giải quyết các vấn đề phát sinh của lãnh đạo. Thế nên, các nhà quản trị cũng
cần hết sức chú ý đến lời nói, hành động của mình. Nên nhớ, mọi thứ phải nhất
quán. Chỉ khi sếp là người đầu tiên chứng minh cho nhân viên thấy đó là một môi
trường làm việc tích cực, mọi thành viên được tôn trọng, giúp đỡ và học hỏi thì
khi đó, nền móng của văn hóa tương trợ mới được hình thành và xây dựng.
Thu phục nhân viên dưới quyền: Nhà lãnh đạo không chỉ
đơn thuần đưa ra các yêu cầu, mệnh lệnh rồi bắt nhân viên thực
hiện. Nhà lãnh đạo phải có nghệ thuật, am hiểu tâm lý con người để thu phục các
nhân viên tự nguyện đi theo mình. Giao việc cho nhân viên, nhưng chính nhà lãnh
đạo cũng phải có thái độ hăng hái giống như mình bắt tay vào làm.
Quan tâm tới thông tin phản hồi từ nhân
viên: Những phản hồi của nhân viên cũng giống như những phản hồi của khách
hàng.Vì vậy, nhà lãnh đạo hãy xem xét tới ý kiến phản hồi từ phía nhân viên.
Lắng nghe và chia sẻ
Văn hóa tương trợ chỉ có thể có trong môi trường biết lắng nghe và chia sẻ.
Sự chia sẻ ở đây có thể trong công việc nhưng cũng nên có những chia sẻ trước
những vấn đề liên quan đến cuộc sống của nhân viên.
Bởi một điều, một khi sếp hiểu những vấn đề khó khăn mà nhân viên đang đối mặt
rồi tìm cách hỗ trợ, giúp đỡ, ngay lập tức, cái nhìn của nhân viên về nơi họ
đang làm việc sẽ rất khác với những nơi chẳng ai quan tâm đến ai. Và từ đó, sự
cảm thông, gắn kết sẽ hình thành từ lúc nào không hay. Thậm chí, với cả niềm
đam mê riêng của nhân viên, nếu có thể, hãy tiếp sức để họ có thể phát huy tối
đa niềm đam mê đó. Điều này chỉ mang đến sự cảm phục và mong muốn được cống
hiến hết mình của nhân viên mà thôi.
“Các nhà lãnh đạo khôn ngoan luôn là những người biết truyền cảm hứng cho
nhân viên hoàn thành công việc đồng thời giúp họ bước ra khỏi vùng an toàn với
tầm nhìn mới, suy nghĩ mới, ý tưởng mới.”
Tương trợ
đồng nghiệp
Đừng quản lý, hãy dẫn dắt
Một nghiên cứu mới đây trên tạp chí Harvard Business Review cho thấy, các
nhân viên trẻ luôn đánh giá cao sự hướng dẫn, kèm cặp của các cấp quản lý cũng
như việc giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau từ đồng nghiệp. Không ai có thể phủ nhận vai trò của quản lý nhưng đồng thời
cũng phải khẳng định, nghệ thuật quản lý đỉnh cao lại chính là dẫn dắt nhân
viên tự hoàn thiện và biết cách làm việc hiệu quả.
Với các nhà quản trị, hãy đóng vai trò là một thuyền trưởng. Thay vì thúc
ép, kìm kẹp, quản lý nhân viên, hãy cho họ có cơ hội thử nghiệm, khám phá công
việc. Thay vì làm việc bằng những mệnh lệnh cứng nhắc, hãy cho họ thấy một bức
tranh tổng quát nhất, những mục tiêu cần đạt được, tính cấp thiết của vấn đề…
đồng thời trao cho họ cơ hội được đưa ra những giải pháp, cách làm mới. Những ý
tưởng hay luôn xuất hiện từ những cuộc trao đổi thẳng thắn, tôn trọng lẫn nhau
của nhiều cái đầu. Nói đơn giản, thay vì ra lệnh, hãy là người truyền cảm hứng
làm việc cho nhân viên.
Giải quyết những xung đột, mâu thuẫn nội
tại có hiệu quả: Trước hết, hãy giúp các nhân viên tự giải quyết những mâu thuẫn của
mình. Khi mâu thuẫn, xung đột lên cao, nhà lãnh đạo phải biết tìm ra cách giải
quyết sao cho không ảnh hưởng tới công việc chung, và các bên liên quan đều
thỏa mãn
Vượt qua vùng an toàn
Các nhà lãnh đạo khôn ngoan luôn là những người biết truyền cảm hứng cho
nhân viên hoàn thành công việc đồng thời giúp họ bước ra khỏi vùng an toàn với
tầm nhìn mới, suy nghĩ mới, ý tưởng mới. Hãy trao cho họ sự tự tin rằng họ sẽ
làm tốt nhiệm vụ được giao. Tất nhiên, thất bại là điều có thể xảy ra. Nhưng
đổi lại, họ sẽ học và trưởng thành từ những thất bại đó. Hãy cho nhân viên cơ
hội được thử sức. Trong trường hợp gặp sự cố, hãy giúp họ giải quyết vấn đề
thay vì trách móc hay quy kết này kia. Bởi một điều, môi trường coi trọng sự
sáng tạo, biết cách chấp nhận sai lầm của nhân viên sẽ là
nơi hội tụ và nuôi dưỡng đội ngũ nhân viên sẵn sàng đối diện với những thách
thức cùng khả năng giải quyết công việc hiệu quả, tự tin và tràn đầy năng
lượng.
Chế độ thưởng phạt công minh: Khi thực hiện công
việc quản lý, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có khiển trách, khen thưởng và phải
itến hành công bằng. Khi khiển trách, nhà lãnh đạo phải dựa trên lợi ích của
tập thể, của doanh nghiệp. Khiển trách cũng đòi hỏi phải có nghệ thuật, sao cho
nhân viên vui vẻ chấp nhận và phấn đấu làm tốt hơn. Khi nhân viên làm tốt, hãy
khen thưởng nhân viên trước tập thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét